Monday, January 16, 2012

Hoa Kim Điệp giản dị hồn quê


Hoa Kim Điệp giản dị hồn quê

Vừa rồi tôi về thăm quê, tình cờ tôi thấy bác tôi hái đem về nhà những đóa hoa Kim điệp và chưng lên bàn thờ chuẩn bị ngày giỗ bác gái tôi. Thì ra, nhiều gia đình ở quê tôi đến nay vẫn thường dùng loại hoa này chưng lên bàn thờ trong những dịp cúng kính hoặc những ngày đầu tháng hay các ngày rằm. Quả thật, loài hoa này thật giản dị và đẫm hồn quê biết bao!
Tôi còn nhớ ngày xưa còn bé, khi tôi còn sống ở quê, tôi được một cụ cao niên giảng giải cho biết ý nghĩa về loại hoa này. Nhờ đó mà tôi biết thêm hoa Kim điệp có những ý nghĩa về tâm linh cũng như những quan niệm về nhân sinh trong cuộc sống của người dân quê tôi.
Khi ta nhìn hoa Kim điệp với góc ngang thì thấy hoa có dạng hình Tháp (ảnh 1) và được lý giải rằng: đó là sự bền vũng của ý chí trong tâm thức và tâm hồn con người, trong niềm tin với sự thành kính và ngưỡng vọng.
Ảnh 1:
                         
       Nếu ta nhìn từ trên xuống (ảnh 2) thì sẽ thấy hoa chia ra làm 8 hướng (Đông Bắc - Đông Nam - Tây Nam - Tây Bắc), ứng với 8 quẻ (Bát quái đồ) của Kinh Dịch (Càn: Sự sáng tạo, Khôn: Sự tiếp nhận, Chấn:Sự tăng trưởng, Tốn: Sự dịu dàng, Cấn: Núi, Khảm: Sâu thẳm, Đoài: Niềm vui, Ly: Sự bám giữ). Tám hướng kết thành một vòng tròn tượng trưng cho vũ trụ và sự sống của con người.
Ảnh 2:

      Trong hoa Kim điệp còn ẩn chứa một điều bí mật cũng rất thú vị và hiếm khi có được, đó là nhánh hoa chủ nảy thêm 4 nhánh hoa con ở phía bên dưới và tạo thành 4 phương (ứng với Đông - Tây - Nam - Bắc) được gọi là Tứ phương nhất tụ . Ở khía cạnh khác thì 4 nhánh con cộng với nhánh chủ sẽ thành con số 5 (ứng với chữ Sinh). Nếu trong đầu năm mới ai chưng được bình hoa này trên bàn thờ thì trong năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc hanh thông. Trong ảnh 3 này tôi tìm được 6 nhánh hoa con nhưng chỉ có "3 phương" và một nhánh hoa chủ mà thôi.
Ảnh 3:
       Hoa Kim điệp có một đặc trưng là nhánh hoa chủ bao giờ cũng nhiều bông và chia thành nhiều tầng từ dưới lên trên, nụ bông từ lớn đến nhỏ đến tận đỉnh, mỗi tầng gồm có 8 bông và nở cùng một lúc (ảnh 4).
Ảnh 4:
       Khi hoa mới nở thì cánh hoa có viền bên ngoài màu vàng nhạt (đối với loại hồng - ảnh 4) và có màu vàng đậm (đối với hoa màu đỏ - ảnh 5), sau một ngày thì màu từ bên trong dần lan ra bên ngoài viền và trở thành một màu hồng hoặc đỏ. Khi mới nở thì nhị và nhụy hoa cong vút hướng lên phía trên và sau một ngày thì hoa dần tàn và nhị, nhụy hoa cũng bắt đầu rũ xuống. Trong một bông thường có khoảng 7 nhị đực mang phấn hoa và 3 nhụy hoa cái thụ phấn, nhưng chỉ có 1 noãn để kết thành trái mà thôi.
Ảnh 5:

      Nhánh chủ hoa Kim điệp có thời gian nở hoa khá lâu, bông lần lượt nở từ tầng đầu tiên đến tầng cuối cùng trên đỉnh (ảnh 5 và 6) và thường các bông của nhánh chủ kết trái với số lượng nhiều hơn các nhánh phụ (ảnh 6).
Ảnh 6:
                     
 Ngoài tác dụng trồng làm cảnh, kim phượng chỉ được sử dụng cho việc cúng kiến, chưa bao giờ thấy ai sử dụng để trang trí lễ hội, cưới xin, hoặc tặng nhau vào những dịp kỉ niệm. Cái tên phượng cúng có lẽ bắt nguồn từ đó (ảnh 7).
Ảnh 7:
                     
Hoa Kim điệp xuất thân từ vùng nhiệt đới Trung Mỹ, khi vào Việt Nam, cây Kim điệp được gắn cho nhiều tên gọi khác như: kim phượng, điệp cúng, phượng cúng, phượng ta… Một số tài liệu còn công bố nhiều tên phiên âm Hán Việt như: phiên hồ điệp, kim phượng hoa, khổng tước hoa, hoàng hồ điệp, điệp hoa…
        Hoa Kim điệp là cây tiểu mộc, với ba màu hoa cơ bản là màu vàng tươi, đỏ vàng, đỏ hồng hoặc đỏ pha vàng và ra hoa quanh năm. Sau đây là một số màu của hoa Kim điệp mà tôi sưu tầm được.
Màu đỏ pha vàng :
Ảnh 8:
                      
Ảnh 9:


Ảnh 10:
                      

Ảnh 11:


Ảnh 12:


Ảnh 13:


Ảnh 14:


Ảnh 15:


Ảnh 16:
                    

Ảnh 17:
                       

 *Màu đỏ hồng pha vàng :
Ảnh 18:
                         

Ảnh 19:
                      

Ảnh 20:
                         

Ảnh 21:


Ảnh 22:


Ảnh 23:


Ảnh 24:
                   

 *Màu vàng :
Ảnh 25:
                    

Ảnh 26:
                    

Ảnh 27:


                          Ảnh 28:
                        

Ảnh 29:
                        
        Hiện nay có nhiều gia đình trồng cây Kim điệp để làm cảnh và dùng trong việc thờ phượng, cúng kính của gia đình (ảnh 30).        
Ảnh 30:
                      
     Tại một số đình, chùa vẫn còn trồng hoa Kim điệp (nhất là màu vàng) vừa để trồng cảnh và đồng thời để dùng vào việc cúng kính (ảnh 31).
Ảnh 31:


     Nhiều quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới đã nhập trồng các giống kim điệp để làm cảnh ở công viên và vườn nhà. Trong thời kỳ sinh trưởng cây cần độ ẩm trung bình, nên tưới nước vừa phải, không để cây úng. Vào mùa mưa cần vun gốc và tạo rãnh thoát nước cho cây. Cây cũng không đòi hỏi độ phì đất cao, có thể trồng ở nhiều chân đất khác nhau kể cả chân đất sét và chân đất cát nghèo dinh dưỡng, chỉ cần bón phân vừa phải là cây có thể sinh trưởng bình thường. Đến tuổi thành thục thì cây chịu hạn tốt. Có thể vận dụng đặc điểm này để phát triển cây trên vùng cát khô hạn. Khi cây còn nhỏ nên trồng trong chậu, đến khi cây trưởng thành, ra hoa kết trái vài vụ thì đưa ra trồng trên đất sân vườn.
      Kim diệp thường bị sâu ăn lá tấn công. Những cây con mới lớn có thể bị chúng ăn trụi lá trong một thời gian ngắn. Khi trồng một vài cây cần theo dõi để bắt sâu hàng ngày hoặc dùng lưới bao để hạn chế bướm đẻ trứng, khi trồng hàng loạt thì cần theo dõi để phun thuốc phòng trừ.
Trần Hoa Khá

No comments:

Post a Comment